Trượt đốt sống là gì?
TĐS là sự di chuyển bất thường ra phía trước của thân đốt sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên. Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng, bệnh ảnh hưởng lớn tới đời sống và kinh tế của người bệnh.
Trượt đốt sống thắt lưng gây các triệu chứng :
– Trước hết là gây đau thắt lưng, lúc đầu đau khi đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống. Dần dần sau đó bệnh nhân đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân do thần kinh bị chèn ép, đau tăng lên khi ho, hắc hơi. Đôi khi bệnh nhân cảm giác đau buốt, tê bì xuống chân.
Thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên rất khó khăn. Có khi bệnh nhân cảm nhận được sự di động của đốt sống khi cúi, ngữa. Bệnh nhân càng hoạt động nhiều thì càng đau nhiều, nghỉ ngơi thì giảm đau.
– Sự thay đổi tư thế và dáng đi của bệnh nhân thường do co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong hoặc ngoài đùi , đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên.
-Trường hợp nặng, bệnh nhân có dáng đi giống trẻ tập đi và khi xoay lưng thì khung chậu cũng xoay theo, bị teo cơ hai mông do thiếu vận động.
– Trượt đốt sống do khuyết eo đốt sống mức độ nhẹ khi trượt dưới 50% thân đốt sống, thường làm bệnh nhân đau thắt lưng và đau xuống chân.
Mặt dù số người bị trượt đốt sống nhẹ do khuyết eo đốt sống có bằng chứng trên phim x quang có thể nhiều nhưng chỉ có một số ít người (10%) có triệu chứng đau và cần phải điều trị.
Trượt đốt sống do khuyết eo đốt sống mức độ nặng và trượt đốt sống do loạn sản đốt sống là một dạng khác với trượt đốt sống mức độ nhẹ do khuyết eo đốt sống.
Gọi là trượt nặng khi di lệch hơn 50% bề mặt thân đốt sống. Trượt nặng thường kèm theo gù vùng thắt lưng-cùng. Trượt nặng chỉ chiếm dưới 10% .
– Phần lớn trường hợp trượt đốt sống nặng đều gây đau, biến dạng còng cột sống và thay đổi dáng đi bệnh nhân.
Trượt đốt sống do thoái hoá cột sống, không liên quan gì đến sự khiếm khuyết ống thần kinh, chủ yếu trượt thân đốt sống ra trước, và gây hẹp trung tâm ống sống ngang chỗ trượt.
Trượt đốt sống do thoái hoá thường gây triệu chứng đau thắt lưng, có thể đau thần kinh toạ hay không, đi cách hồi thần kinh (bệnh nhân đi bộ càng đi càng đau buốt và nặng hai chân, khi ngồi xuống, nghỉ ngơi hoặc cúi người ra trước thì giảm đau).
Vật lý trị liệu điều trị bảo tồn trượt đốt sống:
Sử dụng các phương pháp nhiệt trị liệu, sóng ngắn, siêu âm trị liệu, điện xung, kéo giãn cột sống, nắn chỉnh cột sống cùng các bài tập vận động phù hợp nhằm mục đích điều trị đau, giảm co thắt cơ, chống viêm tại chỗ, giải quyết sự chèn ép rễ thần kinh nếu có.
Giải quyết sự tắc nghẽn khớp hay những sai lệch khác, nếu trượt đốt sống nhẹ ở mức độ 1 do chấn thương, thoái hóa… thì đốt sống có thể trở lại được vị trí gần như ban đầu nếu điều trị bằng những bài tập vận động đúng.
Những bài tập vận động giúp tăng cường sức mạnh, sức bền cơ thân mình cũng như các chi giúp cơ thể được cân đối, cột sống được nâng đỡ, gia cố vững chắc hơn.
Các bài tập này cần phải được kiểm soát và hướng dẫn của các bác sĩ phục hồi chức năng và tập từ từ tăng dần.
Phẫu thuật:
- Trong hầu hết các trường hợp trượt đốt sống mà phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả (khoảng 6 tháng) thì phẫu thuật được chỉ định.
-
Trượt tiến triển nhanh theo thời gian
-
Phẫu thuật được khuyên nên thực hiện sớm nếu trượt gây đau quá mức cho bệnh nhân đến mức bệnh nhân bị mất ngủ, khó đi lại hoặc không thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
-
Trượt gây hội chứng đuôi ngựa, liệt tiến triển, mất chức năng hoặc rối loạn chức năng đại tiểu tiện
Phẫu thuật thường được thực hiện là kỹ thuật cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt từ đường mổ phía sau, đây được cho là tiêu chuẩn vàng của phương pháp điều trị phẫu thuật đối với các trường hợp trượt đốt sống.
HÃY TÌM HIỂU VỀ CHÚNG TÔI:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU HOA NAM
Địa Chỉ 1: 1753 Tỉnh Lộ 10, Tân Tạo A, Bình Tân.
Địa Chỉ 2: 342 Độc Lập, Tân Qúy, Tân Phú.
SĐT Liên Hệ:
0966276889 – 0906358248
Zalo:
youtobe:
Tiktok:
Website:
https://vatlytrilieuhoanam.com/
https://vatlytrilieutainha.com/
Fanpage:
facebook.com/vatlytrilieutainhahoaquan
Thời gian làm việc:
Thứ 2-Thứ 7:
Sáng: 7h00-12h00,
Chiều: 14h00-19h30.
Chủ nhật : 7h00-12h00.