Các chấn thương thể thao thường gặp
Trong tập luyện thể thao các vùng cơ thể hay bị ảnh hưởng nhất chính là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay và bả vai.
Chấn thương tại các bộ phận này tùy theo chế độ tập luyện của từng người mà sẽ có độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng đều gây nguy hiểm cho người tập nếu không chữa trị kịp thời.
Dưới đây là các chấn thương hay gặp nhất:
Căng cơ:
Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách.
Chấn thương này dễ gặp thấy ở đùi sau, cơ háng, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.
Trường hợp nhẹ thì người bệnh sẽ thấy đỡ nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày, nhưng nếu bị chấn thương nặng sẽ đau kéo dài, gây khó khăn cho việc vận động.
Bong gân:
Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách.
Bong gân là biểu hiện của sự tổn thương thường gặp khi mọi người hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến vùng xương khớp. Trong đó, cổ chân là vùng nhạy cảm và dễ xảy ra hiện tượng bong gân làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống.
Bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Biểu hiện dễ thấy à đau sưng, tím, tụ máu và khi ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu.
Viêm gân khớp vai:
Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao. Hầu hết chấn thương do quá tải hoặc lập đi lập lại động tác ném và đẩy.
Trong tất cả các khớp, phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương là khó nhất vì tầm vận động quá rộng, nhiều gân cơ tham gia và cần thời gian khá dài sau chấn thương mới có thể trở lại chơi thể thao.
Biểu hiện: Đau vùng vai, có thể đau lan lên trên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay. Đau khi thực hiện động tác giơ tay quá đầu phát bóng mạnh trong cầu lông, tennis, bóng chuyền, bơi lội…, hoặc khi thực hiện động tác ném trong ném lao, bóng ném…
Chấn thương đầu gối:
Có ba loại chấn thương đầu gối thường gặp như sau:
Rách dây chằng chéo trước : Nhờ có dây chằng chéo trước mà khớp gối được giữ ổn định.
Nhưng khi bạn đặt chân xuống sàn sai tư thế, dừng lại đột ngột hay đổi hướng quá nhanh có thể khiến dây chằng chéo trước bị rách. Dẫn tới việc sưng đau, khó vận động đặc biệt là việc đi lại.
Rách dây chằng bên trong gối: Nằm ở mặt trong đầu gối, dây chằng bên trong gối liên kết xương đùi và xương chày.
Chấn thương ở đây thường xảy ra trong trường hợp gối bị đẩy quá sang một bên khi di chuyển hoặc khi tổn thương đầu gối. Lúc đó, bạn sẽ bị đau nhức, sưng và mất ổn định khớp gối.
Hội chứng bánh chè – đùi: Nguyên nhân gây ra hội chứng bánh chè – đùi có thể do tập thể dục như chơi bóng rổ, bóng chuyền, chạy.
Tác động lặp đi lặp lại của xương bánh chè–đùi vào xương đùi có thể gây tổn thương sụn bên dưới. Triệu chứng thường thấy chỉ là đau nhưng bạn sẽ chỉ cảm nhận được sau một thời gian.
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay:
Nguyên nhân của chấn thương này là do vận động quá mức. Khi chơi các bộ môn thể thao có những động tác chuyển động lặp đi lặp lại như tennis, đánh gôn, bóng bàn, cầu lông, người tập có thể bị viêm gân các cơ cẳng tay bám bên ngoài khuỷu tay.
Biểu hiện thông thường là đau nhức bên ngoài khuỷu tay, sẽ đỡ dần nếu được nghỉ ngơi. Nhưng nếu tiếp tục vận động sẽ làm chấn thương nghiêm trọng hơn.
Khi nào cần đi khám và các phương pháp điều trị hiện nay.
- Khi bạn có các triệu chứng đau nhức như trên, kéo dài không đỡ sau vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Đặc biệt nếu có các biểu hiện sau bạn nên đi khám ngay lập tức:
-
Bị biến dạng khớp hoặc xương hoặc không thể cử động bình thường được
-
Bạn không thể chịu được trọng lượng bên chân bị đau hoặc khiến bạn thấy nặng hơn, rất khó khăn trong việc đi lại
-
Vết thương bị sưng tấy và đổi màu da.
-
Vết thương sưng to
-
Với mỗi chấn thương sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ đi từ nội khoa, vật lý trị liệu tới phẫu thuật. Trường hợp phẫu thuật thường được áp dụng cho chấn thương rách dây chằng chéo trước hoặc rách dây chằng bên trong gối khi tổn thương quá nặng.
-
Vật lý trị liệu luôn là 1 phần rất quan trọng trong điều trị chấn thương, điều trị phục hồi sau phẫu thuật
chính vì vậy tất cả các đội bóng chuyên nghiệp trên thế giới đề có đội ngũ bác sỹ vật lý trị liệu riêng nhằm điều trị, phục hồi giúp các vận động viên có thể trở lại thi đấu đỉnh cao sau khi gặp các chấn thương.
HÃY TÌM HIỂU VỀ CHÚNG TÔI:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU HOA NAM
Địa Chỉ 1: 1753 Tỉnh Lộ 10, Tân Tạo A, Bình Tân.
Địa Chỉ 2: 342 Độc Lập, Tân Qúy, Tân Phú.
SĐT Liên Hệ:
0966276889 – 0906358248
Zalo:
youtobe:
Tiktok:
Website:
https://vatlytrilieuhoanam.com/
https://vatlytrilieutainha.com/
Fanpage:
facebook.com/vatlytrilieutainhahoaquan
Thời gian làm việc:
Thứ 2-Thứ 7:
Sáng: 7h00-12h00,
Chiều: 14h00-19h30.
Chủ nhật : 7h00-12h00.